Viêm màng não do Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn
Tỉ lệ tử vong 5-10%
Gây ra những cơn ho và nôn kiệt sức ở trẻ, có thể tử vong
Tỷ lệ tử vong từ 25-90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh
Link đến trang Uốn ván(1)
Có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời
90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B chuyển sang mạn tính
Nguyên nhân gây ra 30-50% các trường hợp bị viêm gan cấp
Bệnh do vi-rút viêm gan A gây nên và rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường ăn uống hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh. Đây là bệnh phổ biến tại Việt Nam với phần lớn các ca bệnh diễn ra ở lứa tuổi trẻ.
Viêm gan A đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển nơi điều kiện vệ sinh kém. Tại Việt Nam, bệnh viêm gan A chiếm đến 30–50% số trường hợp bị viêm gan cấp.
Ai có thể bị bệnh?(2)Bệnh diễn ra ở mọi lứa tuổi vả rất dễ lây truyền nếu chúng ta rơi vào những trường hợp như:
Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm vi-rút tầm từ 14–28 ngày. Viêm gan do nhiễm vi-rút viêm gan A thường dẫn đến các triệu chứng theo nhiều cấp độ nặng nhẹ, tùy theo cơ địa từng người như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng…
Trẻ vị thành niên và người lớn thường mang nhiều biểu hiện bệnh hơn trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bệnh có thể bị tại phát tùy vào chế độ nghỉ ngơi hồi phục của người bệnh.
Phòng bệnh bằng cách nào?(3)Cách phòng viêm gan A hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm vắc-xin. Thời gian tiêm được chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 15 tuổi
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm vi-rút cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất vào tháng 5–7. Bệnh khởi phát từ chim và lợn mang vi-rút, thông qua vật trung gian là muỗi, khi muỗi đốt người sẽ truyền vi-rút gây bệnh. Bệnh không lây từ người sang người.
Ai có thể bị bệnh?(5)Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh và nhóm đối tượng có nguy có cao nhất là trẻ em trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(5)Viêm não Nhật Bản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh gồm 3 giai đoạn:
Người mắc bệnh có thể diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi, viêm bể thận bàng quang, viêm tắc tĩnh mạch và rối loạn dinh dưỡng. Nặng hơn, người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị bại liệt nửa người, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần…
Ước tính có khoảng 20–30% ca viêm não Nhật Bản sau khi khỏi bệnh chịu những tổn thương về thần kinh, khả năng vận động, nhận thức cũng như mất khả năng giao tiếp.
Mỗi năm có hơn 68.000 ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản trên thế giới, trong đó có khoảng 13.600 đến 20.400 ca tử vong.
Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(6)Cách duy nhất và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Vắc-xin viêm não Nhật Bản được chỉ định tiêm 3 mũi. Mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 7–14 ngày, mũi 3 cách mũi 2 khoảng một năm. Cách 3–4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
1/4 ca khỏi bệnh vẫn bị biến chứng từ nhẹ đến trầm trọng
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Neisseria meningitidis (hay còn gọi vi khuẩn não mô cầu) và được xếp thứ 6 trong số 10 bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam.
Bệnh chủ yếu lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc gần trong thời gian dài hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm khuẩn từ mũi và họng. Do đó, một thành viên trong gia đình nhiễm bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm sang các thành viên còn lại. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch.
Ai có thể bị bệnh?(7)Tất cả mọi người tiếp xúc gần gũi, lâu dài với người mang bệnh đều có nguy cơ bị mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.
Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(7)Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh thường gây ra những triệu chứng như: Sốt, bỏ bú, quấy khóc, vật vã, rên, cực kỳ mệt mỏi, không thích bế ẵm, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, lơ mơ, co giật, phát ban thành những chấm đỏ hoặc bị bị xuất huyết dạng bản đồ có bóng nước hoại tử trung tâm.
Bệnh có thể để lại những biến chứng gì?(7)Khoảng ¼ số người sau khi khỏi bệnh viêm não mô cầu bị ảnh hưởng bởi những biến chứng để lại từ nhẹ đến trầm trọng như: đau đầu, điếc một hoặc hai bên tai, ù tai, nhìn mờ hoặc nhìn đôi (song thị), đau và cứng khớp, suy giảm trí tuệ... thậm chí là tử vong.
Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(8)Để phòng bệnh, mọi người được khuyến cáo thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, vệ sinh sạch sẽ nơi ở. Bên cạnh đó, tiêm vắc-xin cũng là một cách tối ưu để ngăn chặn sự xâm lấn của vi khuẩn một cách hữu hiệu.
Hiện đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C được chỉ định tiêm cho bé từ 2 tuổi trở lên. Sau mũi tiêm đầu tiên, cứ 2–4 năm thì tiêm nhắc một lần.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Gây bệnh cho tất cả mọi người khi tấn công vào hệ tiêu hóa
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi, gây nhiễm độc toàn thân và tổn thương nặng đến đường tiêu hóa. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống và từ người lây sang người. Bệnh thương hàn xuất hiện quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè và diễn ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Ai có thể bị bệnh?(9)Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhiều nhất là ở tuổi tầm từ 15–30 do đây là độ tuổi mà nhiều người có nguy cơ đi làm, sống và lao động trong những nơi có điều kiện vệ sinh bất lợi: uống nước lã, lũ lụt…
Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(9)Những triệu chứng quan trọng của thương hàn xuất hiện sau từ 7–15 ngày kể từ ngày nhiễm khuẩn như: sốt cao 39–40 độ, vã mồ hôi, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, nhịp tim chậm (dấu hiệu mạch nhiệt phân ly), khoảng 25% có nốt hồng ban trên cơ thể. Người bệnh đau bụng, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, phân đen hoặc có máu. Bụng trướng, gan to, lách hơi to, có dấu hiệu óc ách hố chậu phải.
Tùy theo trường hợp sẽ có biểu hiện thần kinh ở các mức độ khác nhau từ nhức đầu, đến tình trạng bất động, thờ ơ ngoại cảnh, mê sảng hoặc hôn mê.
Người bệnh còn có triệu chứng tiêu chảy, phân màu vàng nâu, mùi rất nặng.
Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng gì?(9)Do nhiều nguyên nhân như nhiễm độc tố do số lượng vi khuẩn, tai biến do kháng sinh mà thương hàn có những biến chứng nguy hiểm khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến:
Để phòng bệnh, chúng ta phải tự giác nâng cao ý thức trong việc:
Chủ động hơn, chúng ta có thể đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao
Là những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao trong cộng đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Sởi có thể gây tử vong ở người lớn và trẻ sơ sinh, với tỉ lệ cao hơn ở trẻ nhỏ.(10) Quai bị có thể gây vô sinh, dù hiếm, ở nam giới.(11) Rubella có thể gây dị tật cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai ở thai phụ.(12) Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella là phương pháp bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình khỏi những bệnh này.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Có thể gây biến chứng nặng như điếc, co giật, mù, liệt
Nhiễm vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Sau đó, có thể để lại các biến chứng nặng nề và không hồi phục như điếc, co giật, mù, liệt. Nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng tim nặng sau viêm phổi do phế cầu.(13)
Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng do phế cầu.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Có thể gây biến chứng nặng ở trẻ có hệ miễn dịch suy yếu
Thủy đậu là bệnh do vi-rút Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra, có tính chất lây nhiễm rất cao, chủ yếu lây qua đường nước bọt hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.
Bệnh có biểu hiện bên ngoài bằng các mụn nước đỏ, ngứa trên khắp cơ thể, thường là nhẹ, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ở những đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn và người có hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt người lớn khi bị thủy đậu sẽ có khả năng tử vong cao hơn hoặc gặp những biến chứng nặng hơn so với trẻ nhỏ.(14)
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc-xin thuỷ đậu giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi-rút thủy đậu, có hiệu quả cao và lâu dài cho mọi đối tượng.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại
Lịch tiêm ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Trung bình 10 phút có 1 người chết vì bệnh dại
Là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ do nhiễm vi-rút dại có trong nước bọt của động vật và lây lan sang cho người, trường hợp phổ biến là bị chó nhiễm bệnh dại cắn. Vi-rút bệnh dại tác động đến hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh có biểu hiện bị kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; nặng hơn là bị liệt dẫn tới hôn mê. Nếu không cứu chữa kịp người bệnh sẽ tử vong sau 7-10 ngày.
Tiêm vắc-xin dại là cách chữa và phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc-xin có thể được tiêm trước hay ngay sau khi bị chó mèo cắn, hoặc vết thương bị dính nước bọt của động vật mang vi-rút dại. Vắc-xin dại khá lành tính và thường không gây phản ứng phụ trong suốt quá trình tiêm phòng.(16)
Nguồn tài liệu tham khảo
(1) http://vncdc.gov.vn/vi/khuyen-cao-cong-dong/365/cach-phong-benh-viem-gan-a
(2) http://www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-a-la-gi-thong-tin-ve-benh-viem-gan-a.html
(3) http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs328/en/
(4) http://vienyhocungdung.vn/phong-chong-benh-viem-nao-nhat-ban-2017070417241674.html
(6)http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs386/en/
(7) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1103/benh-viem-mang-nao-do-nao-mo-cau
(8) http://www.adultvaccination.org/vpd/meningitis
(9) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1099/benh-thuong-han
(11) http://www.adultvaccination.org/vpd/mumps/facts.html
(12) http://www.adultvaccination.org/vpd/rubella/facts.html
(13) http://www.medicalnewstoday.com/articles/8856.php
(14) http://www.adultvaccination.org/vpd/chickenpox/facts.html
(15) http://www.adultvaccination.org/vpd/hpv/facts-about-hpv-adults.html
(16) http://www.who.int/rabies/epidemiology/Rabiessurveillance.pdf
Con tôi đã 16 tuổi thì có cần tiêm chủng nữa không? Nếu không thì có bị vấn đề gì không?
Việt Tú, 35, Lâm Đồng
Ở độ tuổi thanh thiếu niên việc tiêm vắc-xin cũng rất quan trọng, vì:
Con gái tôi năm nay 14 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ lúc còn bé. Vậy giờ con tôi cần tiêm chủng thêm các bệnh nào ở giai đoạn này?
Thu Trang, 39, Hà Nội
Tiêm chủng vẫn được khuyến cáo ở độ tuổi này để bảo vệ con bạn khỏi một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc-xin như cúm (cần được tiêm hàng năm), viêm não mô cầu, ung tư cổ tử cung và các bệnh do vi-rút HPV... Bạn có thể tham khảo lịch tiêm ngừa khuyến nghị tại đây.
Khi bị nhiễm bệnh, bé có thể trở thành nguồn lây bệnh cho những người xung quanh nếu tiếp xúc.
Ngoài ra, tiêm chủng cho con bạn trong lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ giúp đảm bảo khả năng miễn dịch đã được tạo ra từ việc chủng ngừa trước đó không giảm theo thời gian, và cũng để chuẩn bị cho bé một sức khỏe tốt nhất khi đến tuổi trưởng thành.
Con gái tôi năm nay 13 tuổi. Khi cháu còn nhỏ, do bận rộn tôi đã bỏ lỡ một số vắc-xin cho cháu. Xin bác sĩ tư vấn con tôi có thể bắt đầu lại lịch tiêm chủng không?
Hương Trà, 34, Đồng Nai
Nếu bạn không nắm chắc về tình trạng chủng ngừa của con bạn thì không nên tự ý cho bé đi tiêm mà hãy đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương án cụ thể hơn, bạn nhé.
Có khi nào bé tiêm xong nhiều ngày sau mới sốt không?
Bảo Quyên, 24, Ninh Thuận
Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 6-14 ngày, trẻ mới bị sốt. Thông thường trường hợp sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm chủng ngừa bệnh sởi, và đôi khi sau tiêm ngừa quai bị. Tuy nhiên, sốt cũng chỉ là phản ứng phụ thường gặp sau tiêm nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Khi tiếp xúc với người bị sởi hay thuỷ đậu thì có cách nào để tránh nhiễm bệnh được không bác sĩ?
Minh Thị, 27, Tiền Giang
Khi chưa tiêm ngừa bệnh sởi hay thuỷ đậu, thì không nên tiếp xúc với người bị nhiễm, vì bệnh có khả năng lây truyền cao.
Nếu tình cờ tiếp xúc với người bị mắc bệnh, nên tiêm vắc-xin trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc. Riêng đối với bệnh sợi, có thể tiêm kháng thể (immunoglobulin) trong vòng 5 ngày sau tiếp xúc.
Nhưng biện pháp tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh sợi và thuỷ đậu càng sớm càng tốt.
Some text in the modal.