Không nên cho bé tiêm vắc-xin khi đang bệnh hay sốt cao. Việc tiêm vắc-xin có thể dời lại vài ngày cho đến khi bé khỏe mạnh.(1)
Không nên cho trẻ ăn/bú quá no hoặc quá đói để tránh trường hợp bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.(2)
Nên cho bé vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm.(3)
Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi (áo thun lớn và quần rộng) để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám.(4)
Nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó của bé.(5)
Nên cho bé tiêm các loại vắc-xin phối hợp ngừa các bệnh ở trẻ nhỏ có chứa thành phần vô bào để hạn chế các phản ứng phụ như đau, đỏ, sưng tại nơi tiêm, sốt cao sau tiêm.
Nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bé (tiền sử bệnh tật, dị ứng...) để kiểm soát và làm giảm những phản ứng phụ có thể xảy ra với bé khi tiêm.(6)
Nên âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng với bé, mang theo đồ chơi mà bé thích như gấu bông để bé thấy thoải mái.(7)
Không nên dùng các mẹo dân gian (đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây,...) để chườm lên da của bé vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết tiêm(1)
Nên cho bé ở lại nơi tiêm phòng 15-30 phút để theo dõi và phòng tránh và xử lí kịp thời việc bé bị sốc phản vệ.(2)
Nên cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước.(3)
Nên kiểm tra các giấy tờ về tiêm ngừa cho bé trước khi ra về, tránh bị thất lạc.(4)
Nên chườm mát lên các vết sưng tấy để giúp các vết sưng mau biến mất, và nhanh chóng phục hồi.(5)
Nên thường xuyên theo dõi bé, nhất là trong 24 tiếng sau tiêm. Nếu bé bị sốt kéo dài, dị ứng, hay bị các biến chứng nặng thì đưa bé tới cơ sở y tế để khám.(6)
Kiểm tra lịch tiêm phòng được khuyến nghị và chuẩn bị cho đợt tiêm vắc-xin kế tiếp thôi nào!