HỘI NHI KHOA
VIỆT NAM

Bệnh Uốn ván là gì?
- Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Khi nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện phù hợp, chúng sẽ phát triển và tạo ra độc tố uốn ván.
Độc tố này sẽ tác động lên hệ thân kinh, gây ra các cơn co co cứng - co giật cơ và một số rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Cách thức lây truyền (3)
- Nha bào uốn ván có thể tìm thấy trong đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hoặc phân người. → Chúng có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên và có thể gây nhiễm cho tất cả các loại vết thương.
- Các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường.
- Phân người hoặc phân súc vật.
- Các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.
- Nhiễm uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh.
- Tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.
Cách lây truyền: nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua:
Một số trường hợp đặc biệt:

Đối tượng dễ bị nhiễm (3)
- Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, các đối tượng sau cần lưu ý tiêm phòng vắc-xin uốn ván đầy đủ. (3)
- Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn, hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván. (3) (6)
- Phụ nữ mang thai: có thể nhiễm uốn ván khi thai phụ có vết thương hay quá trình cắt rốn không đảm bảo vô trùng.
Uốn ván vẫn là nguyên nhân gây tử vong và di chứng hàng đầu ở thai phụ và trẻ sơ sinh tại các quốc gia phát triển.(6) - Người lớn: Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại, các nông trường chăn nuôi gia súc - gia cầm, công nhân xây dựng các công trình là những người có nguy cơ cao.(7)

Biểu hiện & Triệu chứng của bệnh Uốn ván
- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày (trung bình 10 ngày). Các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, khả năng tử vong cao hơn và tiên lượng xấu hơn.(3)
- Đầu tiên là cứng hàm, không thể mở miệng.
- Sau đó là cứng cổ, nuốt khó và cứng cơ vùng bụng.
- Cơn đau thắt - co giật cơ đột ngột xảy ra do bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng; có thể xảy ra thường xuyên và kéo dài vài phút. Các cơn co cứng - co giật có thể tiếp tục trong 3-4 tháng. Hồi phục hoàn toàn có thể cần vài tháng.
- Một số triệu chứng thần kinh thực vật khác có thể gặp như: tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, tăng huyết áp, và các cơn tăng nhịp tim.
Các triệu chứng của uốn ván bao gồm (5):
Các triệu chứng co cứng cơ tiến triển từ trên xuống dưới:
Biến chứng khi mắc bệnh Uốn ván


Cách phòng ngừa
- Chủ động tiêm vắc-xin uốn ván đủ liều - đúng lịch là biện pháp cần thiết nhất để phòng bệnh uốn ván cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.(6)
- Vắc-xin 6-trong-1: ngừa bệnh Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib, Viêm Gan B, Bại liệt.
- Vắc-xin 5-trong-1: ngừa bệnh Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván,bệnh do vi khuẩn Hib và Viêm Gan B hoặc Bại liệt.
- Vắc-xin 4-trong-1: ngừa bệnh Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, Bại liệt.
Hiện nay, vắc-xin uốn ván thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc-xin khác, chẳng hạn như (8):
Do vậy, cần thường xuyên tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. (8)
XEM LỊCH TIÊM PHÒNG BỆNH UỐN VÁN THEO ĐỘ TUỔI tại đây
Nguồn tài liệu tham khảo
(1) Infographic "Tiêm phòng 6 bệnh nguy hiểm": https://drive.google.com/file/d/1mEBveVP6fpH8xn0OQjuRl9cPWLPXs2DO/view?usp=sharing
(2) Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
(3) https://vncdc.gov.vn/benh-uon-van-nd14517.html
(4) https://ourworldindata.org/tetanus
(5) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tetanus
(6) Hội Y học Dự phòng Việt Nam. 2023. Tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
(7): https://www.cdc.gov/tetanus/about/causes-transmission.html
(8): https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/downloads/tetanus.pdf