logo hiểu về tiêm chủng

Định nghĩa bệnh

Đường lây

Triệu chứng

Biến chứng

Cách phòng ngừa

5 ưu điểm của vắc-xin kết hợp chứa ho gà vô bào

Nguồn tham khảo

Bạn biết gì về bệnh Ho gà?

    Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do trực khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây nên.

    Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới.(2) Khi chủng ngừa chưa phổ biến, bệnh ho gà thường phát triển thành dịch ở nhiều địa phương nước ta, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.(3)

Bệnh Ho gà lây truyền
như thế nào?

    Người bệnh là vật chủ duy nhất. Không có nguồn lây truyền ở người lành mang trùng hoặc người bệnh trong thời kỳ lại sức.(3)

    Nguồn chứa bệnh: Thanh thiếu niên, người lớn, trẻ tiền học đường, trẻ đi học là nguồn chứa bệnh và nguồn lây quan trọng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

    • Cách lây truyền: lây qua đường hô hấp, từ giọt bắn chứa vi khuẩn khi ho, hắt hơi.(2)
    • Khả năng lây lan cao: tỉ lệ lây lan thứ phát cho người chưa có miễn dịch là 80% (tức cứ 5 người tiếp xúc gần với người bệnh thì có 4 người sẽ mắc bệnh).
    • Thời gian lây bệnh kéo dài: có thể bắt đầu từ giai đoạn ủ bệnh (chưa có triệu chứng bệnh) cho đến 3 tuần sau khi có triệu chứng đầu tiên.
    Xem thêm

Trẻ mắc bệnh Ho gà
triệu chứng gì?

    Thời gian ủ bệnh: thông thường 7-10 ngày, tuy nhiên có thể lên đến 21 ngày.(4)

    Giai đoạn khởi phát: trung bình kéo dài từ 1-2 tuần.

    • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
    • Sốt nhẹ (dưới 38oC).
    • Ho ít (4).
    Giai đoạn toàn phát: Thường có thể kéo dài 6-7 tuần, trường hợp nặng có thể kéo dài đến 10 tuần. Bệnh bắt đầu tiến triển:
    • Ho thành cơn dữ dội, ho có tiếng rít cuối cơn
    • Nôn trong lúc ho hoặc sau cơn ho
    • Mệt mỏi sau cơn ho
    • Khó thở
    • Tím tái, ngưng thở (7)
    Giai đoạn hồi phục: bệnh bắt đầu thuyên giảm, mất khoảng 2-3 tuần để trẻ phục hồi.(4)
    Xem thêm

Biến chứng khi trẻ mắc bệnh Ho gà?

Ở trẻ nhỏ
viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất của ho gà và dễ gây tử vong,
đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.(2)(7)
  • Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô-xy trong cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm sau cơn ho.(2)
  • Các biến chứng thần kinh như co giật, bệnh lý não có thể xảy ra do trẻ bị thiếu ô-xy trong cơn ho hoặc do độc tố ho gà. Những biến chứng này thường gặp hơn ở nhóm trẻ nhỏ.
Ở trẻ vị thành niên và người lớn (4): Bệnh ho gà vẫn có thể gây ra biến chứng cho người lớn, nhưng ít nghiêm trọng hơn so với trẻ nhỏ. Những cơn ho dữ dội có thể dẫn đến:
  • Bất tỉnh
  • Gãy xương sườn
  • Tiểu không kiểm soát
  • Sụt cân
Xem thêm

Phòng ngừa Ho gà như thế nào?

Hiện nay, vắc-xin ho gà thường được bào chế dưới dạng phối hợp, chẳng hạn như:
  • Vắc-xin 6-trong-1: ngừa Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib, Viêm Gan B, Bại liệt
  • Vắc-xin 5-trong-1: ngừa Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib, Viêm Gan B hoặc Bại liệt
  • Vắc-xin 4-trong-1: ngừa Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, Bại liệt
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại vắc-xin ho gà phù hợp nhé!

Xem lịch tiêm phòng bệnh ho gà theo độ tuổi tại đây

Xem thêm

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) Infographic "Tiêm phòng 6 bệnh nguy hiểm": https://drive.google.com/file/d/1mEBveVP6fpH8xn0OQjuRl9cPWLPXs2DO/view?usp=sharing
(2) http://tiemchungmorong.vn/vi/content/benh-ho-ga-va-cach-phong-chong.html
(3) https://vncdc.gov.vn/benh-ho-ga-nd14504.html
(4) https://www.cdc.gov/pertussis/about/complications.html
(5) http://www.who.int/wer/2010/wer8540.pdf?ua=1
(6) http://www.who.int/wer/2010/wer8540.pdf?ua=1
(7) Hội Y học Dự phòng Việt Nam. 2023. Tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.