logo hiểu về tiêm chủng

Định nghĩa bệnh

Đường lây

Đối tượng

Biểu hiện và triệu chứng

Biến chứng

Cách phòng ngừa

Nguồn tham khảo

Bệnh Bại liệt là gì?

    Bệnh Bại liệt là bệnh nhiễm vi-rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do vi-rút Bại liệt (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch.(1) Vi-rút Bại liệt gồm 3 tuýp: 1, 2 và 3.

    Triệu chứng khá đa dạng: đau đầu, đau cứng cơ, buồn nôn, sốt,... và cũng có thể dẫn đến tử vong.(2)

    Trước khi có vắc-xin phòng bệnh, bệnh Bại liệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại di chứng nặng nề cho trẻ em dưới 5 tuổi với nhiều trường hợp mắc và tử vong.(3)

    Sau khi vắc-xin Bại liệt được giới thiệu và duy trì tỷ lệ sử dụng, WHO tuyên bố đã thanh toán thành công vi-rút Bại liệt hoang dại tuýp 2 trên toàn cầu vào tháng 9/2015.(5)

    Đến năm 2018, số ca Bại liệt hoang dại chỉ còn 33 ca và hầu hết các nước được xác nhận thanh toán bệnh Bại liệt hoang dại.(5)

    Hiện Việt Nam đang thuộc nhóm có nguy cơ cao xâm nhập Bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca Bại liệt do virus biến đổi di truyền, vắc-xin ngừa Bại liệt là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi Bại liệt và các biến chứng. (Theo Ủy ban xác nhận thanh toán Bại liệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương).(6)

    Xem thêm

Cách thức lây truyền

    Vi-rút Bại liệt lây truyền qua 2 đường(2):

    1. Đường phân-miệng:

    • Đây là đường lây nhiễm chính ở các nước/cộng đồng có thu nhập thấp.
    • Lây nhiễm qua tay khi tiếp xúc với vi-rút, sử dụng đồ dùng, thức ăn và nguồn nước bị hoại nhiễm.

    2. Đường hầu-họng:

    • Đây là đường lây nhiễm chính ​ở các nước/cộng đồng có thu nhập cao.
    • Lây qua các giọt bắn hoặc các hạt dạng khí dung từ vùng hầu họng của người bệnh.
    Xem thêm

Biểu hiện & Triệu chứng của bệnh Bại liệt

    Thời kỳ ủ bệnh: từ 7-14 ngày đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể. Tuy nhiên thời kỳ ủ bệnh vẫn có thể dao động từ
    3-35 ngày.(1)

    Các biểu hiện lâm sàng:(1)

    • 70% trường hợp nhiễm vi-rút Bại liệt không có triệu chứng những vẫn thải virus ra phân và gây lây nhiễm cho các đối tượng khác.
    • 24% trường hợp có biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt, đau họng, không có dấu hiệu virus xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Các trường hợp này khỏi bệnh sau 1 tuần.
    • Viêm màng não vô trùng: 1-5%. Biểu hiện lâm sàng là cổ gượng, cúng cơ lưng, hoặc chân, đau đầu và nôn ói. Triệu chứng kéo dài trong 2-10 ngày và hồi phục hoàn toàn.
    • Liệt mềm cấp: < 1%. Biểu hiện lâm sàng là sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt chi không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. Liệt thường kéo dài vĩnh viễn, một số rất ít các trường hợp có thể hồi phục một phần hay toàn bộ.
    Xem thêm

Cách phòng ngừa

    Hơn 99% trẻ được chủng ngừa vắc-xin Bại liệt đủ liều, đúng lịch đều được bảo vệ khỏi bệnh.(5)

    Có 2 loại vắc-xin ngừa Bại liệt được sử dụng hiện nay:

    1. Vắc-xin bất hoạt đường tiêm (IPV): thường được kết hợp trong các loại vắc-xin phối hợp sử dụng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên, chẳng hạn như: (7)

    • Vắc-xin 6-trong-1: ngừa bệnh Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib, Viêm Gan B, Bại liệt.
    • Vắc-xin 5-trong-1: ngừa bệnh Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, bệnh do vi khuẩn Hib và Viêm Gan B hoặc Bại liệt.
    • Vắc-xin 4-trong-1: ngừa bệnh Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, Bại liệt.
    Ngoài ra, còn có vắc-xin Bại liệt bất hoạt đơn: chỉ được phân phối và sử dụng trong chương trình quốc gia.

    2. Vắc-xin sống giảm độc lực đường uống (OPV): hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.(7) Những trẻ này cần được tiêm 2 liều vắc-xin Bại liệt vào lúc 5 tháng và 9 tháng tuổi.

    Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại vắc-xin phù hợp!

    XEM LỊCH TIÊM PHÒNG BỆNH BẠI LIỆT THEO ĐỘ TUỔI tại đây
    Xem thêm

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) https://vncdc.gov.vn/benh-bai-liet-nd14491.html
(2) Infographic "Tiêm phòng 6 bệnh nguy hiểm": https://drive.google.com/file/
d/1mEBveVP6fpH8xn0OQjuRl9cPWLPXs2DO/view?usp=sharing
(2) WHO factsheet updated on July 22nd 2019 https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/poliomyelitis​ (từ tài liệu của Sanofi) adolescents gPPK.97
(3) https://soyt.langson.gov.vn/chu-dong-phong-benh-bai-liet-bang-vac-xin-dang-tiem
(5) https://soyte.namdinh.gov.vn/thong-tin-y-hoc/bao-ve-thanh-qua-thanh-toan-benh-bai-liet-tai-viet-nam-279033
(6) https://vtv.vn/suc-khoe/lo-ngai-nguy-co-benh-bai-liet-hoang-dai-xam-nhap-viet-nam-20230411000219151.htm
(7) Hội Y học Dự phòng Việt Nam 2023. Tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.